Kool-shop
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kool-shop

Nơi giao lưu sinh hoạt của thành viên Kool-shop và những ai yêu pet
 
Trang ChínhĐăng NhậpGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng ký
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
nhất triển động quan phát tích hình giáo phương tiểu trình pháp điểm chất phân dung nguyen cách luận trúc giữa trong THUC tính hoạt thống
Latest topics
» Câu 6 Nội dung cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:07 pm

» Câu 5 : chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong những năm 1939 – 1945
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:00 pm

» Câu 4 : mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:50 pm

» Câu 3 : bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:46 pm

» Câu 1: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:37 pm

» Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 10:01 am

» TT Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:59 am

» Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:55 am

» TT Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:52 am

» Câu : Các khâu của quá trình giáo dục(logic của quá trình GD)
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 8:45 pm

» Câu 4: Phương pháp giáo dục( khái niệm , phương pháp luyện tập , pp khuyên bảo) ?
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 5:30 pm

» Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 5:29 pm

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học

Go down 
Tác giảThông điệp
onlylove
Đạika
Đạika
onlylove


Tổng số bài gửi : 45
Join date : 06/12/2011
Age : 31
Đến từ : thế giới bên kia

Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học Empty
Bài gửiTiêu đề: Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học   Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học I_icon_minitime10/12/2012, 7:24 pm

9.2.Các phương pháp dạy học:
9.2.1.2.Phương pháp vấn đáp (đàm thoại):
+ Định nghĩa: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
+ Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:
- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.
Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.
Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.
Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống hoá những tri thức sau khi đã học một số bài, một chương, một bộ môn nhất định.
Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách kịp thời, nhanh gọn.
- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát hiện.
Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải thích và nêu lên dẫn chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết.
Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.
Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.
+ Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp:
Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:
- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.
- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của học sinh. Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh.
Song nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp:
Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó. Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi.
+) Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau:
- Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câu hỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp.
- Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nhắc nhở.
- Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích – tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hoá tri thức, câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức.
- Dựa theo mức độ tính chất hoạt dộng nhận thức của học sinh có thể phân ra câu hỏi đòi hỏi giải thích, minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề.
Câu hỏi tái hiện là câu hỏi mà câu trả lời chỉ cần nhớ lại những tri thức đã được lĩnh hội trước đây.
Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho học sinh gặp phải một tình huống có vấn đề, nghĩa là gây nên trạng thái tâm lý giữa điều đã biết và điều chưa biết, nhưng muốn biết. Câu trả lời trong câu hỏi có tính vấn đề chưa có trong câu trả lời trước đó của học sinh, mà đòi hỏi phải cần có tri thức mới. Để có tri thức đó, cần phải có hành động trí tuệ, có một quá trình tư duy có chủ đích nhất định.
Câu hỏi có tính vấn đề trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gọi là vấn đề.
Vậy với những điều kiện nào thì câu hỏi trở thành có tính vấn đề?
Đó là những điều kiện sau:
1) Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội trước đây và những tri thức phải ở trong tình huống nhất định.
2) Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; câu hỏi phải gây lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảm thấy không thoả mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra.
+) nghệ thuật đặt câu hỏi: Việc sử dụng phương pháp vấn đáp phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một ttrong những thói quen sư phạm quan trọng và cần thiết nhất.
Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học.
- Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận dụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới. Lẽ tất nhiên có những trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu không chỉ đúng lúc mà là cần thiết.
- Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho họ.
- Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng.
- Câu hỏi đặt ra phải theo những quy tắc logic.
- Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trinh độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh. Khối lượng những khái niệm trong những câu hỏi của giáo viên không được vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của học sinh.
- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể có hai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải gon gàng, sáng sủa.
+) Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:
- Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.
- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính.
- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của họ khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu được trong quá trình vấn đáp.
- Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của họ một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic. Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của họ.
- Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Qua đó có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học sinh.



Kim Hoàng - SP Lý - KTCN k37 - CĐSP Nha Trang
Về Đầu Trang Go down
 
Phương pháp vấn đáp(đàm thoại) - Lý luận dạy học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phương pháp tự kiểm tra đánh giá - Lý luận dạy học
» Phương pháp thuyết trình - Lý luận dạy học
» Phương pháp dạy học trực quan- Lý luận dạy học
» Phương pháp dạy học thực hành - Lý luận dạy học
» Các nhiệm vụ dạy học và VÍ DỤ - Lý luận dạy học

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức-
Chuyển đến