Kool-shop
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kool-shop

Nơi giao lưu sinh hoạt của thành viên Kool-shop và những ai yêu pet
 
Trang ChínhĐăng NhậpGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng ký
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
cách phương THUC nhất pháp trong tiểu tính trúc dung nguyen phân động chất giữa thống giáo luận trình quan hoạt điểm hình phát tích triển
Latest topics
» Câu 6 Nội dung cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:07 pm

» Câu 5 : chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong những năm 1939 – 1945
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:00 pm

» Câu 4 : mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:50 pm

» Câu 3 : bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:46 pm

» Câu 1: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:37 pm

» Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 10:01 am

» TT Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:59 am

» Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:55 am

» TT Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:52 am

» Câu : Các khâu của quá trình giáo dục(logic của quá trình GD)
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 8:45 pm

» Câu 4: Phương pháp giáo dục( khái niệm , phương pháp luyện tập , pp khuyên bảo) ?
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 5:30 pm

» Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?
Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 5:29 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Câu 3: Mục đích giáo dục?

Go down 
Tác giảThông điệp
onlylove
Đạika
Đạika
onlylove


Tổng số bài gửi : 45
Join date : 06/12/2011
Age : 31
Đến từ : thế giới bên kia

Câu 3: Mục đích giáo dục? Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu 3: Mục đích giáo dục?   Câu 3: Mục đích giáo dục? I_icon_minitime11/12/2012, 8:52 pm

Câu 3: Mục đích giáo dục?
3.1. Khái niệm mục đích giáo dục:

Nói tới giáo dục là nói tới hiện tại và suy nghĩ tới tương lai, viễn cảnh, triển vọng. Giáo dục là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, đặc biệt là giữa hiện tại và tương lai. Vì vậy tính định hướng của giáo dục là đặc trưng của nó, giáo dục luôn phát triển theo định hướng phát triển bền vững chung của xã hội. Do đó nó được xem là nhân tố then chốt của sự phát triển bền vững.
Từ những năm 70, UNESCO luôn khẳng định: “Xét từ bản chất của nó, giáo dục là một định hướng mà con người sáng tạo ra, sử dụng để tác động đến chính bản than mình, để tạo ra con người thứ hai từ con người thứ nhất có tính tự nhiên”; “Xuất phát từ những không gian, thời gian cụ thể, do sự thay đổi liên tục của môi trường lịch sử xã hội, các mục tiêu giáo dục luôn luôn được vạch ra cụ thể, phù hợp với định chế và quan niệm của từng thời kỳ nhất định”.
Vì vậy, mục đích giáo dục là phạm trù cơ bản của giáo dục học, trước hết phản ánh kết quả mong muốn trong tương lai của giáo dục, phản ánh trước sản phẩm dự kiến của hoạt động chung của giáo dục và học tập.
Nói cách khác, mục đích của giáo dục là mô hình nhân cách của người học, là tập hợp những nét đặc trưng cơ bản, là hệ thống những định hướng phát triển, những sức mạnh bản chất của con người ở người học nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Từ đó ta có thể thấy rằng:
+ Mục đích giáo dục luôn luôn biến đổi cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đó. Vì vậy mục đích giáo dục có tính lịch sử và trong xã hội có giai cấp mục đích giáo dục phản ánh tập trung tính giai cấp của giáo dục.
+ Mục đích giáo dục có quan hệ trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, sức mạnh con người. Đối với nước ta, sức mạnh đó là sức mạnh con người Việt Nam XHCN. Sức mạnh đó được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế, sức mạnh chính trị, sức mạnh văn hoá của đất nước, và đồng thời bằng sức mạnh đó con người được đào tạo sẽ phát huy mạnh mẽ và đầy đủ hơn. Do đó vấn đề mục đích giáo dục là vấn đề cơ bản của chiến lược xây dựng con người, phát triển nguồn lực, là bộ phận của hệ thống những vấn đề then chổt trong chiến lược kinh tế- xã hội của đất nước.
Mục đích giáo dục được xác định đúng đắn sẽ có tác dụng hết sức to lớn, cụ thể như:
+ Nó quy định tính chất của các thành tố khác của quá trình giáo dục tổng thể.
+ Nó định hướng cho sự vận động của các thành tố đó của quá trình giáo dục tổng thể đạt được hiệu quả và chất lượng cao, không vận hành một cách chệch hướng bằng cách thông qua mục đích mà tự điều chỉnh sự vận động của mình.
+Nó là cái chuẩn để đánh giá sản phẩm của quá trình giáo dục tổng thể.
Chính bởi vậy, việc xác định rõ ràng, đúng đắn và quán triệt mục đích giáo dục là một vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục và là một đòi hỏi bức thiết của giáo dục hiện nay.
Khi xác định mục tiêu giáo dục cần phải:
+ Phản ánh mô hình nhân cách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Phản ánh được tính thời đại và tính dân tộc trong mô hình nhân cách cần phải hình thành.
+ Kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục đích giáo dục trước đây.
+ Tính tới hoàn cảnh và điều kiện phát triển giáo dục của đất nước để xây dựng mục đích giáo dục có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt.
3.2. Mẫu con người mới và yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Khi bàn về mục đích giáo dục, UNESCO đã khẳng định rằng:

+ Giáo dục phải góp phần đào tạo một lực lượng lao động lành nghề và sáng tạo, thích ứng với bước tiến hoá của công nghệ và tham gia vào cuộc “cách mạng trí tuệ” đang là động lực của nền kinh tế.
+ Giáo dục đẩy tới tri thức sao cho phát triển kinh tế đồng hành với việc quản lý có trách nhiệm môi trường vật thể và con người.
+ Giáo dục góp phần quan trọng để đào tạo nên những công dân được bắt rễ trong chính nền văn hoá của họ mà vẫn mở ra với các nền văn hoá khác và một lòng vì tiến bộ xã hội, thích ứng một cách năng động với quá trình phát triển và tiến bộ xã hội.
Chính do ý nghĩa quan trọng của mục đích giáo dục như vậy, ở nước ta, để thực hiện nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Đảng lần thứ VII đã đề ra mục tiêu giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay như sau “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng,tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”.
Quả đúng là như vậy! Để đưa nền kinh tế phát triển, để nước ta có thể hoà nhập vào sự tiến bộ, sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt với các nước khác trên thế giới thì không có cách nào khác là chúng ta phải chú ý phát triển nền giáo dục. Chính bởi yêu cầu của thời đại đặt ra cho từng quốc gia, từng dân tộc, Đảng ta đã xác định: “Đào tạo những người lao động có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”; “Con người mà nhà trường PT phải đào tạo là con người lao động có ý thức làm chủ. Đó là con người cóthái độ và tinh thần lao động tự giác cao, với đầy đủ nhiệt tình vì lợi ích của mình, của tập thể và vì đất nước, lao động trung thực, thật thà, bảo vệ và quý trọng của mình cũng như của công, lao động với tinh thần tìm tòi, sáng tạo không ngừng, năng động, dám nghĩ dám làm, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao”; Đó còn là con người đảm bảo chữ “Tín” trong sản xuất, trong kinh doanh, tôn trọng luật pháp. Tất nhiên để trở thành con người như vậy phải đảm bảo có kiến thức sâu và rộng, toàn diện về khoa học tự nhiên- kỹ thuật, khoa học xã hội- nhân văn, có trình độ chuyên môn giỏi, phương pháp tư tưởng đúng và thể lực dồi dào. Có những điều kiện đó thì con người mà nhà trường đào tạo ra mới phát huy hiệu quả những phẩm chất và năng lực trong mọi hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.
Đó còn là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa. Người lao động mới có phẩm chất đạo đức cao đẹp, không những biết quan tâm đến hạnh phúc của nhau trong lao động mà cả trong sinh hoạt bình thường, trong cách đối xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội, trong mọi trách nhiệm mà xã hội quan tâm giao phó cho, trong tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…Trong nền kinh tế nhà trường với những hoạt động cạnh tranh nhau, việc hình thành mối quan hệ tình nghĩa giữa con người với con người càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Trong quá trình giáo dục- đào tạo, còn cần phải hình thành cho thế hệ trẻ ầong yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Lòng yêu nước và tinh thần quốc tế ấy thể hiện ở lòng yêu thương sâu sắc nhân dân nước mình và các nuớc khác; giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình và quý trọng những truyền thống tốt đẹp của các dân tộc khác. Lòng yêu nước đòi hỏi ý thức công dân đối với vận mệnh của đất nước, thái độ trung thành với Đảng, với chế độ chính trị. Con người có lòng yêu nước nồng nàn là phải không ngừng phấn đấu cho sự hợp tác bình đẳng với tất cả các nước, cho sự củng cố và phát triển tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới, cho sự đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.
Để đào tạo con người mà mục tiêu giáo dục đã đề ra trong các mặtđức dục, trí dục, mỹ dục, giáo dục thể chất và quốc phòng, giáo dục lao động thì cần phải thực hiện triệt để học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong các lực lượng làm công tác giáo dục, người giáo viên là nhân vật trung tâm; việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đó đạt hiệu quả như thế nào phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên.


Kim Hoàng - SP Lý - KTCN k37 - CĐSP Nha Trang
Về Đầu Trang Go down
 
Câu 3: Mục đích giáo dục?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?
» Câu 2: Khái niệm nguyên tắc giáo dục, nguyên tắc đảm bảo tính mục đích (nội dung và biện pháp thực hiện)
» Câu 11: Một số khái niệm cơ bản: Quá trình giáo dục, quá trình tự giáo dục, quá trình giáo dục lại. Trong quá trình giáo dục có những đặc điểm nào?
» Câu 1: Các khái niệm cơ bản của Giáo dục học.
» Câu 12: Phân tích các nguyên tắc giáo dục?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kool-shop :: Tài Liệu (ké 1 xíu) he he he-
Chuyển đến