Kool-shop
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kool-shop

Nơi giao lưu sinh hoạt của thành viên Kool-shop và những ai yêu pet
 
Trang ChínhĐăng NhậpGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng ký
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
luận phát tính chất động nguyen hình cách THUC giữa trình dung hoạt phương giáo tích điểm tiểu nhất pháp quan triển thống trong tiện phân
Latest topics
» Câu 6 Nội dung cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:07 pm

» Câu 5 : chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong những năm 1939 – 1945
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 5:00 pm

» Câu 4 : mục tiêu, quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:50 pm

» Câu 3 : bày kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:46 pm

» Câu 1: VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby hoangsieudk1993 31/5/2013, 4:37 pm

» Tư tưởng hồ chí minh về đạo đức
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 10:01 am

» TT Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:59 am

» Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:55 am

» TT Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 15/12/2012, 9:52 am

» Câu : Các khâu của quá trình giáo dục(logic của quá trình GD)
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 8:45 pm

» Câu 4: Phương pháp giáo dục( khái niệm , phương pháp luyện tập , pp khuyên bảo) ?
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 5:30 pm

» Câu 3: Mục đích con người giáo dục đạo đức, thể chất cho HS THCS ?
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitimeby onlylove 12/12/2012, 5:29 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách?

Go down 
Tác giảThông điệp
onlylove
Đạika
Đạika
onlylove


Tổng số bài gửi : 45
Join date : 06/12/2011
Age : 31
Đến từ : thế giới bên kia

Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? Empty
Bài gửiTiêu đề: Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách?   Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách? I_icon_minitime11/12/2012, 8:56 pm

Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách?
Chúng ta đều biết rằng con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, học tập, lao động, hoạt động xã hội, vui chơi… Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần dần các xung động bản năng nguyên thuỷ mà một lúc nào đó bị kiềm chế, chèn ép.
Vậy chúng ta nên hiểu thế nào là sự phát triển nhân cách? Sự phát triển nhân cách phụ thuộc vào những nhân tố nào? Vai trò của từng nhân tố đó ra sao?
¯ Điều quan trọng trước tiên là chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm sự phát triển nhân cách:
Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi có quy luật cả lượng và chất về thể chất, về tâm lý, về mặt xã hội của cá nhân.
+ Sự phát triển về thể chất thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợp các vận động.
+ Sự phát triển về mặt tâm lý thể hiện ở những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách.
+ Sự phát triển về mặt xã hội thể hiện ở sự thay đổi trong cách ứng xử với người xung quanh, trong sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội.
¯ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:
1.Yếu tố di truyền:
Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất và những đặc điểm nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen.
Vậy di truyền có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?
Con người như là một bộ phận của tự nhiên, khi sinh ra đã tiếp nhận vốn sinh học nhất định được ghi lại dưới hình thức chương trình di truyền những sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng những tư chất và những năng lực. Chương trình mang tính di truyền về sự phát triển con người, trước hết đảm bảo cho loài người tiếp tục tồn tại, đồng thời làm phát triển những hệ giúp cơ thể con người thích ứng với những biến đổi của các điều kiện tồn tại của mình, tạo khả năng cho con người hoạt động có hiệu quả trong một số lĩnh vực nhất định. Nói cách khác di truyền tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Chính vì vậy, các nhà giáo dục cần quan tâm đúng mức đến sức sống vốn có trong bản chất tự nhiên của con người; cần sớm xác định tính chất và phương hướng của những sức sống đó dưới dạng những tư chất để chăm sóc, khai thác, phát huy kịp thời nhằm phát triển tài năng của trẻ.
Tuy nhiên, những nhân tố bẩm sinh di truyền mặc dù có vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách, nhưng những tính chất được di truyền chỉ đặc trưng cho những lĩnh vực hoạt động hết sức rộng rãi, bao quát, chúng không định hướng vào một lĩnh vực hoạt động hay sáng tạo cụ thể nào. Việc định hướng này do những điều kiện lịch sử – xã hội cụ thể và do trình độ phát triển của loại hình hoạt động lao động, nghệ thuật, khoa học nhất định quyết định, đặc biệt do tính tích cực hoạt động của cá nhân.
Nhận thức rõ điều đó để không nên tuyệt đối hoá hoặc đánh giá quá cao nhân tố sinh học trong sự phát triển nhân cách để có thái độ đúng đắn trước những thuyết định mệnh do di truyền, thuyết sinh học hoá giáo dục hoặc những chính sách giáo dục không đúng như bắt nguồn từ thuyết chủng tộc trong giáo dục, thuyết hai hệ thống nhà trường cho trẻ bình dân và trẻ ưu tú…, đồng thời cũng tránh việc quá xem nhẹ ảnh hưởng của nhân tố sinh học trong công tác giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
2. Vai trò của yếu tố môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách:
* Thế nào là môi trường?

Môi trường là hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sinh hoạt và phát triển của con người.
Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có hai loại môi truờng, đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên bao gốm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ cho học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, vui chơi, nghỉ ngơi của con người.
+ Môi trường xã hội bao gồm môi trường chính trị, môi trường kinh tế, sản xuất, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hoá.
* Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách:
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được. Cụ thể, môi trường có vai trò như sau:
+ Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
+ Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ của cá nhân tham gia cải biến môi trường.
Như vậy cần chú ý đến hai mặt trong tác động qua lại giữa nhân cách và môi trường:
+ Tính chất tác động của hoàn cảnh đã phản ánh vào nhân cách.
+ Sự tham gia của nhân cách tác dộng đến hoàn cảnh nhằm làm cho hoàn cảnh đó phục vụ cho lợi ích của mình.
Hai mặt nói trên có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. K.Marx đã chỉ ra rằng: “Hoàn cảnh đã sang tạo ra con người trong chùng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Trong quá trình giáo dục con người, cần gắn chặt từng bước việc giáo dục, học tập với thực tiễn cải tạo xã hội. Còn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cần đánh giá đúng mức vai trò của môi trường. Cho đến nay vẫn còn tồn tại “Thuyết định mệnh do hoàn cảnh”, thuyết này tuyệt đối hoá vai trò của hoàn cảnh, hạ thấp vai trò của giáo dục, biện hộ cho việc duy trì đặc quyền giáo dục đối với các tầng lớp xã hội có hoàn cảnh thuận lợi. Ngược lại, thuyết “Giáo dục vạn năng” lai phủ nhận tính quy định của môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, thậm chí có ảo tưởng dùng những biện pháp có tính chất cải lương chỉ thông qua hoạt động giáo dục thay thế cho những cải biến cách mạng về kinh tế, chính trị, xã hội…
3. Vai trò của Giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách:
Chúng ta thấy rằng hoàn cảnh bên ngoài tác động vào cá nhân rất khác nhau, cùng với những sự tác động có mục đích, có tổ chức thì cũng có không ít những tác động tự phát, ngẫu nhiên của hoàn cảnh xã hội. Trong những tác động đó thì giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức nên nó là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Tại sao Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách?
Sở dĩ như vậy là bởi các lý do sau:

+ Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra.
+ Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản: Một em bé sinh ra không bị khuyết tật gì, cùng với sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể thì một vài năm sau, chắc chắn em bé sẽ biết nói. Nhưng nếu không được học tập thì em sẽ không thể đọc sách, viết thư và càng không thể có những kỹ xảo nghề nghiệp.
+ Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, nghệ sĩ chơi ghi ta Văn Vượng…chính là một minh chứng thuyết phục cho luận điểm này.Nhờ tác động đặc biệt của giáo dục nên có thể phục hồi ở họ những chức năng đã mất hoặc có thể phát triển về trí tuệ như những người bình thường.
+ Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đó chính là hiệu quả của công tác giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc những người phạm pháp.
+ Khác với các nhân tố khác, giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Điều đó có giá trị định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội.
Thực tế giáo dục cũng đã chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của giáo dục và dạy học. Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của giáo dục.
Chính bởi giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình dạy học và giáo dục chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
+ Dạy học, giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ được chú ý, khi dạy học và giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân.
+ Những yêu cầu của nhà trường, của nhà giáo dục, của môi trường giáo dục xung quanh đề ra cho trẻ phải không ngừng tăng dần mức độ phức tạp và khó khăn. Có như vậy sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
+ Giáo dục và dạy học một mặt phải dựa trên sự phát triển đã đạt được của học sinh, nhưng mặt khác phải đi trước sự phát triển , kéo sự phát triển tiến lên.
+ Giáo dục và dạy học phải luôn chú ý đến việc kích thích được hoạt động của học sinh , mặt khác, trong quá trình giáo dục và dạy học phải tổ chức đúng đắn, hợp lý các hoạt động học tập , lao động sản xuất , hoạt động xã hội – chính trị, thể thao, vui chơi, giải trí … Chính thông qua hoạt động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày càng phát triển về tâm lý, ngày càng nhận thức thế giới mốt cách sâu sắc hơn.
+ Một điều đặc biệt quan trọng là cần phải đánh giá đúng vai trò của giáo dục trong mối quan hệ với các yếu tố khác, tránh quá đề cao hoặc là có nhận thức không đúng đắn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người.
4.Hoạt động cá nhân và vai trò của nó trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
+ Công lao to lớn của C.Mac là đã vạch ra cho chúng ta sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi môi trường xung quanh con người, sự biến đổi bản chất con người và vai trò tích cực, năng động của con người. Theo ông,
Môi trường, giáo dục không phải là sự tác động bên ngoài vào sự hình thành những phẩm chất nào đó của con người mà là quá trình tự biến đổi con người.
Thực tiễn đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo thế giới cũ, xoá bỏ các quan hệ xã hội lỗi thời đã từng làm cho con người xấu xa,chính là trường học để hình thành nên năng lực của con người. “Cách mạng là cần thiết không những chỉ có cách mạng mới có thể lật đổ giai cấp thống trị mà còn là vì chỉ có cách mạng thì giai cấp lật đổ mới có thể vứt bỏ sự thối nát cũ và trở thành có khả năng tạo ra cơ sở của xã hội”.
Luận điểm đó cũng chỉ ra con người không phải là sản phẩm tiêu cực, thụ động của môi trường và của giáo dục. Môi trường, giáo dục sẽ tạo nên nội tâm, năng lực của con người, nghĩa là hình thành và phát triển trong con người những tri thức, niềm tin, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen khi con người tác động tích cực vào hoàn cảnh đó. Môi trường, giáo dục sẽ tác động ở mức độ nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào sự tích cực của cá nhân tác động vào môi trường, vào giáo dục. Chính vỉ vậy mà C.Mac đã khẳng định:”Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Vì thế, những tác động tích cực từ bên ngoài: Từ môi trường, từ giáo dục có tác dụng đối với người được giáo dục hay không, điều đó còn tuỳ thuộc vào bản thân họ có thể hiện được đầy đủ tư cách chủ thể hoạt động của mình hay không, họ có hưởng ứng vào tác động của giáo dục, của môi trường một cách tích cực thông qua sự tự giáo dục, sự tự học hay không.
Tư cách của chủ thể hoạt động thể hiện ở chỗ ý thức được (hiểu và có nhu cầu tiếp nhận) những tác động tích cực từ bên ngoài, biến những yêu cầu khách quan thành yêu cầu chủ quan, phát hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của xã hội và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, chiếm lĩnh được một cách tự giác những kinh nghiệm xã hội mới, và thể hiện chúng bằng kỹ năng, kỹ xảo, hành vi; đồng thời thể hiện sức đề kháng chống lại những tác động của các yếu tố xấu, tiêu cực từ bên ngoài để không bị suy thoái nhân cách.
Từ đó có thể rút ra kết luận rằng: Hoạt động tích cực cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.


Kim Hoàng - SP Lý - KTCN k37 - CĐSP Nha Trang
Về Đầu Trang Go down
 
Câu 4: Nêu và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Câu 12: Phân tích các nguyên tắc giáo dục?
» Câu 13: Phân tích các phương pháp giáo dục?
» Nêu và phân tích khái niệm quá trình dạy học - Lý luận dạy học
» Câu 2: Phân tích các chức năng và tính chất của Giáo dục?
» Câu 5 : Nguyên tắc tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với con người.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kool-shop :: Tài Liệu (ké 1 xíu) he he he-
Chuyển đến